Friday, April 10, 2009

Good Friday at Botanic Garden






Hôm nay là Good Friday (2 ngày trước lễ Easter - Phục sinh), 3 anh em rủ nhau lên Botanic garden chơi. Qua NZ hơn 1 tháng rồi mà vẫn chưa ghé Botanic Garden. Và đây là một vài "sản phẩm" của chuyến đi chiều nay.

At Kelburn Campus




Một gốc của Kelburn Campus, Victoria University of Wellington. Thỉnh thoảng mình mới ghé campus này để gặp Doctor Limin Bai - Secondary Supervisors. Hôm nay lên Kelburn Campus để đi ăn trưa cùng Dr. Stephen. Trước khi qua NZ Stephen hứa lúc nào qua sẽ dẫn đi ăn một bữa "Best Phở in Wellington". Hôm nay Stephen thực hiện lời hứa!

Hai anh em cùng Stephen qua quán cơm người Việt nam, có đầy đủ các món. Thực ra trưa nay mình cũng muốn ăn cơm, nhưng Stephen rủ đi ăn Phở, lẽ nào lại làm phật lòng! Thể nên hai anh em gọi hai tô phở gà và bò. Vị chị mất mỗi tô 10.70NZ$, tính ra tiền Việt là 100.000đ một tô rồi.

Văn hóa và văn hóa đi xe bus

Đọc một vài bài báo mục "Bạn đọc viết" trên www.vnexpress.net về "văn hóa đi xe bus của người Việt", tự nhiên mình cũng muốn "tản mạn" một chút về "Văn hóa và văn hóa đi xe bus".

Một vấn đề thường có hai hoặc trên hai cách hiểu, cách nhìn nhận khác nhau dù đó là một vấn đề tưởng chừng đơn giản. Vì vậy chủ điểm về "văn hóa đi xe bus" của Việt Nam (ngày nay) cũng được từng vị khách cảm nhận khác nhau. Có thể chia thành 3 loại ý kiến: Không chấp nhận văn hóa đi xe bus tại Việt Nam; chấp nhận; lưỡng phân (vừa chấp nhận vừa không chấp nhận, tùy hoàn cảnh cụ thể). Đó là lẽ đương nhiên trong tất cả các cuộc tranh luận. Chấp nhận hoặc không chấp nhận quan điểm của nhau bằng cách lý luận logic cũng là cách tạo ra văn hóa tranh luận. Tuy nhiên, có lẽ cách hiểu cụm từ "văn hóa" của những người tranh luận không thống nhất và không hiểu đúng nguyên nghĩa của cụm từ này. "Văn hóa" không bao giờ mang nghĩa xấu. Những gì xấu thì không bao giờ gắn với cụm từ "văn hóa". Chính vì không hiểu thực chất của cụm từ này nên đã có thời gian chúng ta sử dụng cụm từ "văn hóa đồi trụy" một cách tràn lan, xuất hiện nhiều trên báo chí, thậm chí nó trở thành một cụm từ "đắt giá" để mô tả sự hoành hành của lối sống, sách vở, báo chí, băng dĩa có nội dung đồi trụy, không phù hợp với truyền thống, bản sắc của dân tộc. Để đưa ra một định nghĩa chính xác về "văn hóa" để mọi người chấp nhận là điều không tưởng, vì "văn hóa" là cụm từ trừu tượng, một cụm từ mang tính khái quát. Chính vì vậy định nghĩa về "văn hóa" cung chỉ mang tính phổ quát mà thôi. Nói một cách ngắn gọn: "Văn hóa chính là những giá trị, niềm tin, kiến thức, lối sống được một cộng đồng, một xã hội thừa nhận và chia sẽ".

Trở lại vấn đề "văn hóa" đi xe bus của người Việt Nam, có thể đưa ra nhận xét sau:

Chúng ta vẫn chưa tạo được "văn hóa" đi xe bus. Nói cách khác là chúng ta chưa tạo được lối sống văn minh khi sử dụng hệ thống xe bus ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể liệt kê 2 nguyên nhân nổi bật sau:

- Ý thức tham gia phương tiện giao thông công cộng của hành khách quá kém. Có thể dễ nhận xét điều này nếu chứng kiến cảnh chen lấn lên xe bus của hành khách tại các giờ cao điểm hoặc tại các trạm xe bus trung tâm. Nếu đọc giả nào chưa từng chứng kiến cảnh chen lấn, xô đẩy tại các trạm dừng xe bus thì có thể xem các đoạn video clips về cảnh móc túi tại các điểm dừng xe bus mà vnexpress.net đã từng cảnh báo. Tiện thể cũng bàn thêm, nếu ý thức của hành khách tốt, ví dụ không chen lấn, xếp hàng lên xe bus thì cảnh móc túi chắc chắn cũng sẽ giảm. Chính vì ý thức kém của từng hành khách mà tạo điều kiện cho những kẻ móc túi lộng hành.

- Ý thức của tài xế xe bus và lơ xe còn kém. Không phải toàn bộ, nhưng một số tài xế, lơ xe cũng có ý thức quá kém trong khi thực hiện nhiệm vụ. "Văn hóa xe bus" được dần dần tạo nên bởi ý thức tham gia của từng hành khách và của từng tài xế và lơ xe. Đó là hướng dẫn hành khách cách lên, xuống, ổn định chổ ngồi,.... Tận tình hướng dẫn khách nếu khách chưa quen tham gia hệ thống giao thông công cộng. Văn hóa người Việt có một điều cực kỳ hạn chế so với văn hóa các nước phương Tây đó là cực kỳ "tiết kiệm" hai cụm từ "cám ơn" và "xin lỗi". Ở phương Tây chúng ta có thể thấy hai cụm từ này trở thành cửa miệng đối với tất cả mọi người. Vì vậy, khó mà "bắt" tài xế "cám ơn" khi khách lên xe bus hoặc "bắt" khách "cám ơn" khi xuống xe. Tuy nhiên, nở một nụ cười thì tài xế và hành khách có thể làm được. Thế thì tại sao chúng ta chưa tạo ra nét văn hóa như vậy?

Văn hóa đi xe bus của người Singapore như lời kể của bạn Nguyễn Huy Phú là văn hóa được tìm thấy ở hầu hết các nước phát triển, có hệ thống giao thông công cộng phát triển. Cũng như Singapore, tại New Zealand, những nét văn hóa đi xe bus của người tham gia giao thông rất rỏ nét. Đó là: "Thank you" khi lên xe, mua vé, xuống xe, "Sorry" nếu lên nhầm chuyến xe bus, tất cả đều phải xếp hàng lên xe bus. Nếu lần đầu tham gia hệ thống đi xe bus thì hành khách cũng không nên quá lo lắng vì tài xế xe bus rất tận tình hướng dẫn và cung cấp những thông tin bạn cần.

Lần đầu tiên tham gia hệ thống giao thông xe bus mình rất ngạc nhiên vì chứng kiến hầu hết các hành khách khi xuống xe đều "thank you" tài xế. Điều đó không có nghĩa là "cám ơn vì đã cho tôi một hành trình an toàn" mà còn thể hiện sự kính trọng của mọi người đối với một công việc. Nghề nghiệp nào cũng đáng quý, đáng trân trọng.

Trong thời gian vừa qua chúng ta đã đọc bao nhiêu bài báo nói về "những hung thần của đường phố". Chính vì sự vô trách nhiệm, sự bất cẩn, xem thường tính mạng của người tham gia giao thông nên một số ít tài xế xe bus đã gây ra những tai nạn thương tâm. Vừa đây thôi, chúng ta lại chứng kiến một vụ tai nạn thảm khóc. Hậu quả là 3 người cùng một gia đình chết do sự bất cẩn của tài xế xe bus. Chính vì vậy mà hình ảnh của các tài xế xe bus xấu đi rất nhiều trong mắt của hành khách. Xây dựng văn hóa xe đi xe bus phải đầu tiên bắt đầu từ các tài xế xe bus. Đó phải là những tài xế yêu nghề, lịch thiệp, văn minh, có trách nhiệm với hành khách và nghề nghiệp. Cũng phải nói thêm rằng, đòi hỏi có được một đội ngũ tài xế xe bus "đúng chuẩn" mà quên đi các yếu tố khác thì thật không công bằng. Đó là cần có sự quan tâm đúng mức của các công ty trực tiếp quản lý đội ngũ tài xế xe bus, cách tuyển nhân sự cho đội ngũ tài xế, chế độ lương bổng, hiện đại hóa hệ thống quản lý xe bus...vv

Tóm tại, "văn hóa đi xe bus không phải từ trên trời rơi xuống" mà trực tiếp được tạo nên bởi chính những người tham gia giao thông, của đội ngũ tài xế xe bus. Văn hóa đó gián tiếp được tạo nên bởi các công ty quản lý, của các cơ quan hoạch định chính sách phát triển giao thông công cộng, của các lực lượng chức năng tham gia quản lý giao thông.

On the way to Yang's market



Cứ cuối tuần hai anh em lại bắt bus đi Yan's Market (chợ châu Á) để mua thức ăn. Hôm nay lại mua thêm được hai túi đậu bắp, về làm món xào với tôm - ngon tuyệt.

Trên đường đi chụp mấy tấm hình kỹ niệm.

My Flat in Wellington



Một vài tấm hình chụp flat tại wellington

Our family




Cu Bean và Ba Mẹ (Hứng chí nên Ba chụp cả gia đình bằng webcam tích hợp trên máy laptop)

Vô cảm

Vô cảm có nghĩa là không có tình cảm, không có cảm xúc, thường chỉ tình cảm của một con người rất dửng dưng trước những nổi đau của người khác. Ngôn ngữ cũng như cuộc sống vậy, cái gì có trong cuộc sống, cái đó sẽ được thể hiện bằng ngôn ngữ cho dù nó thuộc loại hình nào, cụ thể hay trừu tượng. Vô cảm là một từ trừu tượng để mô tả biểu hiện của tình cảm con người nhưng nó có thể trở thành cụ thể để chỉ một con người nào đấy, ví dụ "một thằng cha vô cảm!" (câu này chắc nói trong tư thế chiến nhau!)
"Vô cảm" nó có thể gây đau khổ cho người khác nhưng cũng có thể gây đau khổ cho chính mình hoặc cho cả hai. Một ông chồng vô cảm trước vẻ đẹp của người vợ thì vừa đau khổ cho chính mình, vừa đau khổ cho người vợ. Đứng trước một cành hoa đẹp mà vô cảm thì thật đau khổ cho thiên nhiên. Người không vô cảm thì người ta biết nâng niu cành hoa đó, người vô cảm thì tặc lưởi đi qua hoặc đưa tay ngứt cành không thương tiếc.
Xã hội nhiều người vô cảm thì trở thành hiện tượng "xã hội vô cảm" - một hiện tượng đã và đang xuất hiện nhiều trong xã hội Việt Nam, một xã hội đang trong thời kỳ "tranh tối tranh sáng"
Chiều nay đi dạo quanh phố với đứa bạn, vừa qua New Zealand học thạc sỹ quản lý thông tin, anh bạn phát biểu: không cần nhìn đâu xa, để nhận biết được một đất nước phát triển hay không chỉ cần nhìn vào dịch vụ công cộng mà ở đó có sự ưu tiên đặc biệt cho người tàn tật. Kết luận của anh bạn có lẻ không hoàn toàn 100% chính xác nhưng ít nhất 90% chính xác. Ở Việt Nam những dịch vụ công cộng ví dụ nhà ga, xe bus, bưu điện, trường học, ... hiếm có nơi nào có những công cụ hoặc có những chỗ thuận lợi để phục vụ riêng cho người tàn tật. Đất nước New Zealand không nơi nào là không có! Có phải chúng ta vô cảm trước nổi đau, nổi khốn khổ của người khác hay đất nước chúng ta không có người tàn tật????
Vô cảm còn biểu hiện ở những công chức nhà nước, những con người ăn lương từ những đồng tiền thuế của Dân, nhưng Hành Dân thì không ai bằng. Vô cảm trước những người dân bình thường đã là chuyện khó chấp nhận, có những người còn vô cảm trước những anh thương binh đã từng đổ xương máu cho độc lập của dân tộc. Đó là sự vô cảm man trá, sự vô cảm của tạm gọi con người mà không có trái tim người.
Đọc bài báo "Sự mập mờ của văn bản hay sự vô cảm của con tim" trên báo Dân trí (http://dantri.com.vn/c202/s202-300033/su-map-mo-cua-van-ban-hay-su-vo-cam-cua-con-tim.htm) mới thấy sự vô cảm đó đã thành thâm căn cố đế trong một số bộ phận công chức nhà nước.
Xã hội có phát triển được hay không là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mỗi cá nhân là mỗi tế bào của xã hội, cơ thể xã hội phát triển được hay không là nhờ từng tế bào khỏe mạnh, phải là những tế bào không biết vô cảm trước nỗi đau của con người.
Cái này chụp Bean đang chơi với anh Harry nhân chuyến đi du lịch của anh Harry qua Việt Nam. Giờ anh Harry đã hơn 14 kg, Bean thì mới 11. Dạo này nghe nói Bean đi học ngoan, ăn nhiều và uống nhiều, gắng nhiều mới kịp anh Harry được!

Cái này chụp mẹ và Bean lúc Bean mới 7 tháng tuổi. Chụp bằng cái điện thoại Sony errison E990i. Nằm ngũ trưa khoảng 30mins mà không biết thằng cha căng chú kiết nào vào tận nhà tậu mất con E990i, giờ nghĩ lại vẫn cú. May mà bữa trước kịp lưu mấy cái ảnh không thì cũng đi theo thằng trộm luôn.



Thế là hết một tuần. Chính thức là bắt đầu từ ngày mai là vào "chiến đấu". Tối nay ngồi ở nhà xem TV, lên mạng chán chê rồi chẵng biết làm gì, mở mấy tấm hình của Bean ra xem. Có cái chụp Bean bữa Hè trong ngộ quá. Vừa ngắm, vừa nhớ, vừa thương. Miss you my beloved little boy.

Entry for March 15, 2009

Mấy ngày nay không viết blog, cũng vì do chưa set up được boardband của flat. Hơn một tuần đăng ký ngày hôm trước mới activated được. Thế là hết cảnh cả ngày online bằng fring và Ola, hĩ hix...

Phải nói rằng set up được cái homeline và boardband đợt này rất chuối. Hầu như set up mới các account như homeline, boardband, electricity, ... ở New Zealand đều set up từ xa. Hôm trước chưa có phone ở nhà nên phải chạy ra ngoài đường, vào điện thoại công cộng để điện cho 123 (điện thoại miễn phí) cho tụi Telecom nhờ kết nối. Mất tiêu khoảng 20 mins để khai báo với nó, tự dưng đường dây hang up! Shit, thế là công toi. Điện lại cho 123 và gặp nhân viên khác lại phải khai báo từ đầu. Rút kinh nghiệm cho vụ điện thoại vừa rồi, mình cho nó số cellphone để lỡ đang gọi mà hang up lần nữa thì nó biết số mà điện lại. Tuy nhiên lần này thì ok, không có điều gì xãy ra. Khai báo xong hết thì Telecom thông báo, trong database của Telecom không có số nhà 18B Gipps str, mà chỉ có 18A và 18C. Địa chỉ của mình thì là 18B! Thật là trớ trêu! Thế là phải nhờ Telecom đưa technician đến để kiểm tra xem 18C trong database có phải là 18B mình đang ở không. Thế là mất thêm mấy ngày nữa để Telecom sắp xếp technician đến kết nối!

Chiều technician đến chạy quanh flat, một lúc thì đã thấy tín hiệu của phone và internet. Kết nối vào máy tính là chạy vèo vèo, tốc độ khá tốt.

Để quản lý account, vào trang web của Telecom đăng ký. Xong kiểm tra xem dung lượng mình đã dùng hết bao nhiêu. Ai ngờ, nó thông báo ngày 13/3 mình đã dùng hết 200Mg, trong lúc chiều ngày 14/3 mới chính thức kết nối! Không thể tin nổi!

Hai anh em thay nhau điện Telecom để complain. Nó cũng chẵng hiểu vì sao. Tóm lại các cuộc điện cho Telecom chẵng giải quyết được việc gì, thêm bực mình và làm giảm thính lực vì nói trên điện thoại nhiều quá!

Hôm nay trời đẹp nhưng chẵng đi đâu, ngồi buồn chép lại mấy chuyện làm kỹ niệm

Happy Women's day


Hôm nay là ngày mồng 8/3, ngày quốc tế phụ nữ. Đợi đến 12h trưa, tức 6hsáng bên mình mới gửi tin nhắn về để chúc mừng vợ, Bà ngoại, các gì. Hai anh em cũng tranh thủ gửi tin nhắn về chúc bạn bè.

Nhân mồng 8/3, không được gần gủi gia đình và bạn bè, chẵng biết làm gì hơn, chỉ biết post một tấm bưu thiếp để chúc cho Bà nội, Bà ngoại, vợ, các chị, các em và bạn bè một tấm bưu thiếp thể hiện tấm lòng.



Hôm trước đi Asian shop mua được ít rau muống. Thế là có một bữa cơm đậm chất Việt Nam. Rau muống luộc chắm nước mắm, nước mắm tỏi, thịch xào, nước ra muống luộc!

PhD Office







Sau một tuần nổ lực, cuối cùng thì hai anh em tìm được một flat, 1 phòng, 1 kitchen và 1 bathroom, nói chung là khá đầy đủ, chỉ cần mua thêm vài dụng cụ nhà bếp và 2 tấm nệm để nằm là ok. Phải nói rằng là rất mừng vì hiện tại tìm nhà ở Wellington là một điều cực kỳ khó. Một tuần ở Nomads tiêu tốn khoảng 7 triệu VN đồng, một con số kỷ lục. Tìm được nhà thì giảm được chi phí nhiều. Hôm trước, hai anh em đi đến Salvation Army (một loại shop của người theo đạo Thiên chúa bán các đồ second-hand để quyên tiền cho người nghèo) chỉ mất 28NZ$ mà mua được khối thứ. Hôm qua lại tiếp tục mua thêm 2 tấm nệm mút, mỗi tấm chỉ mất 5NZ$, rẻ đến bất ngờ. Ở đất nước NZ này có nhiều điều thật kỳ quặc, có những thứ quá đắt so với VN, có những thứ quá rẻ, chỉ bằng giá tiền ở VN. Nếu là một người sống lâu năm ở NZ, quen thuộc với cuộc sống ở đây thì cuộc sống cũng tương đối dễ dàng. Người mới qua, chưa quen, mua thứ gì cũng đắt thì chỉ lắc đầu, lè lưỡi.

Là sinh viên PhD nên nhà trường phân cho 2 anh em một văn phòng làm việc, đầy đủ tiện nghị: máy tính, máy in, máy photo, tủ lạnh, có đầy đủ caffe, sữa và các loại nước uống. Tất cả đều miễn phí. Sinh viên PhD cũng được xem như một nhân viên của nhà trường (staff), vì vậy ID card được cấp quyền staff, quyền cao hơn ID của sinh viên bình thường. Thế mới thấy ở bên này người ta coi trọng những người làm nghiên cứu như thế nào. Từ flat ra văn phòng chỉ mất 5 phút, nên hai anh em hầu như hôm nào có mặt để online, chít chát. Ở flat đã đăng ký Boardband, nhưng tuần đến mới có nên ngày náo cũng phải ghé office.

Post lên mấy tấm hình và clips của văn phòng

Entry for March 02, 2009

Harry đi uống cafe!


Ảnh chụp với gia đình Kate, Mick

Entry for March 02, 2009




Bốn ngày kể từ khi đặt chân lên đất NZ lần thứ hai. Mọi việc đều ổn, riêng tìm nhà thì vẫn còn là một vấn đề nan giải. Ngày hôm nay lên Victiria International để làm dự Orientation Meeting và làm thủ tục nhập học. Mọi thứ hoàn tất là bắt xe bus về Kelburn Campus, vào Accommodation Service để hỏi thuê flat. Mất tiêu 55$ tiền lệ phí applied cho Accommodation Service, chẵng giải quyết được việc gì, mấy em nhân viên chỉ đưa cho địa chỉ của 1 bà landlord, đến gặp mà tự tìm hiểu. Hai anh em đến gặp landlord, nhà cửa rất ổn, có kitchen, toilet và phòng thì fully furnished, nhưng giá thì khá đắt, mỗi tuần 160NZ$/người. Có lẻ phải tìm flat khác giá cả hợp lý hơn và chuồn khỏi Nomads càng sơm càng tốt.

Lên Victoria International hóa ra mới biết, tòa nhà quốc hội của NZ nằm ngay cạnh. Hai anh em làm mấy pô ảnh làm kỷ niệm. Lên tham dự Orientation Meeting thì gặp một anh chàng người HN, học Master về viễn thông, làm quen và rủ nhau đi ăn trưa. Giờ gặp được đồng hương người Việt nào ở Well là rất quý, nhất là mấy sinh viên dạng new comers.

Đi cả ngày khá mệt và đói. Về nhà tắm rửa xong là đến quán Malaysia làm một suất cơm 3 món (medium), 8.30NZ$. Đói nhưng ăn cũng chẵng thấy ngon. Chuối một cái là bên này muốn ăn từng đó tiền chỉ chọn được 3 món. Mình muốn mỗi món một ít để làm cho dĩa cơm dễ ăn cũng chẵng được. Có lẽ dân NZ cần học dân Việt về khoản kinh doanh!

Ăn xong, hai anh em pha cafe và ra back yard uống, hút thuốc. Gặp ngay một anh chàng trông giống dân Việt. Vừa gặp mình là hỏi xin thuốc! Hỏi ra mới biết, anh chàng có bố mẹ người Việt, ở Melbourne, chỉ biết nói được vài câu tiếng Việt, hiện đang sang làm việc tại Well, tên Việt là Trần Bảo Bảo. Anh chàng vẫn có nét tếu táo của dân miền Nam, nói vài câu tiếng Việt đặc sệt miền Nam. Có lẽ là người nổi trội nhất trong đám người tụ tập để socialize khi rảnh rỗi.

Ngồi cạnh là em Elizabeth, người California, không đẹp nhưng khá dễ thương và thân thiện. Ngồi một lúc mà em cũng học được cách đếm từ 1 đến 5 bằng tiếng Việt, dù nói ngọng cả lưởi!

Tối nay chỉ top up 4NZ$ để vào mạng nhắn tin, giờ đúng còn 30 phút nữa là hết giờ truy cập. Tạm dừng ngày hôm nay ở đây vậy.

Hôm nay không nhắc gì về mẹ và Bean, nhưng nhớ mẹ và Bean nhiều.




Sáng thức dậy muộn, 9:30 (3:30 giờ VN). Tối qua lên mạng đến 2:30 am mới đi ngủ. Mới qua nên đồng hồ sinh học vẫn chưa kịp điều chỉnh. Thường thì lúc đi du lịch tại các nước khác múi giờ, người ta phải mất 3 ngày mới thay đổi được đồng hồ sinh học.

Có cuộc hẹn với Kate và Mick lúc 11:45, pha ly cà phê, hai anh em uống vội vàng, làm vài điều thuốc và ra trước entrance của Nomads để đợi Kate. Đã hẹn 11:45 thì phải đúng 11:45, không cao su như giờ VN được.

Kate đến đúng giờ, đưa về nhà ăn trưa. Trên đường đi mới nhớ là qua NZ nhưng chưa kịp điện cho Geoff và Beryl (Kate's parents). Điện thoại cho Geoff và Beryl, vẫn vậy, đặc trưng của cặp vợi chồng người NZ mà mấy anh em VN lúc ở Dunedin xem như là Bố, Mẹ. Geoff và Beryl luôn tận tình, chu đáo, lo lắng cho former students. Ở Dunedin mà vẫn lo không biết hai anh em qua Wellington settle down thế nào. Thế mới nhắc Kate và Mick thay mặt để take care. Geoff khen, "Your English is still good", hehe, may mà ở VN vẫn thường xuyên sử dụng nên tiếng Anh vẫn OK.

Nhà Kate và Mick đẹp, gần biển, nhìn xa là núi non trùng điệp, good view!

Về nhà Kate chụp một vài bức, post lên tự thưởng thức.


Entry for February 28, 2009



Ba chụp Bean lúc tắm, khêu gợi phết!

Ấn tượng Wellington



Ngày xưa ở New 2 năm nhưng chưa bao giờ đặt chân đến Wellington, lần đầu đến cảm giác cũng như hồi mới đến Dunedin. Tối qua thứ Sáu, hai anh em rủ nhau dạo quanh một vòng, hóa ra phố xá cũng nhộn nhịp, đông đúc, nhiều nhà cao tầng. So với Dunedin thì sầm uất hơn nhiều. Thủ đô có khác.

Cuối tuần hầu hết các shop đều đóng cửa, ngoại trừ quán bar và nhà hàng. Cuối tuần nên thanh niên lũ lượt đi dạo phố, rú ga xe hết cở, chẵng kém gì dân Việt. Ở đâu cũng vậy, tuổi choai choai vẫn thuộc loại "ngựa non háu đá".

Đến Wellington lúc 6:00 pm, nên muốn mua SIM điện thoại để liên lạc về gia đình cũng không được. Phải đợi đến sáng nay, hai anh em dạo phố, mua 2 SIM để liên lạc. Mỗi SIM mất đứt 35NZ$, được 5NZ$ trong tài khoản, mất tiêu 350.000Đ. Không như ở VN, SIM cho không, tài khoản thì nhập 1 được 2. Gọi ngay cho gia đình, mỗi phút mất khoảng 1.3NZ$. Cũng gọi là tạm ổn. Ban đầu thế là được, ở thêm mấy ngày nữa có kinh nghiệm, mua mấy cái card điện thoại gọi về rẻ hơn.

Xuống sân bay Wellington gặp ngay Kate đứng đón ở cổng, đi cùng Mick và đem theo cả Harry. Không nhờ Kate đón, nhưng Kate tự nguyện đến để xem thử tình hình 2 anh em thế nào. Qua đây có bạn mới biết quý nhường nào! Ra đến vùng Baggage Claim thì gặp Vic Students làm việc cho Uni International đến đón mình. 2 em! 1 nguời Malaysia, 1 dân Kiwi. Em Kiwi trong nhỏ nhắn như dân Việt, hơi bị lạ vì đa số girls Kiwi đều big, fat, tall!

Có sinh viên đến đón nên vợ chồng Kate tạm chia tay. Hai em SV đưa về temporary accommodation tại Nomads, đường Victoria, khu vực trung tâm thủ đô, sầm uất, đông đúc.

Mới qua, chưa thuê được nhà nên tạm thời o Nomads, một khu nhà ở, nửa khách sạn, nửa phòng trọ. Hai anh em chọn phòng 24NZ$/ngày nên được sắp xếp ở chung với mấy thằng người Anh đi du lịch, một anh chàng người Đức sang học Master of Law. Lúc đầu vào phòng thấy đông người cũng ngán, đến hôm nay thấy tạm ổn. Sáng sớm 2 anh chàng người Anh tiếp tục hành trình, còn lại anh chàng người Đức, handsome and friendly.

Tối, hai thằng buồn rủ anh chàng người Đức đi uống cafe. Đến quán bên cạnh, gọi ly đậm nhất, bên này lúc order phải nói với tụi water là "I'd like to have a special coffee". Tụi Kiwi thấy dân VN uống special coffee là lắc đầu, thè lưởi. Nhớ ngày xưa lúc ở Dunedin, 4 anh em pha cafe, thằng bạn Kiwi tầng trên xuống chơi, mời nó uống cafe, cafe pha lần 2, nhạt thếch, thế mà sáng hôm sau nó báo cáo lại " Icouldnt sleep last night"! Oh, my God!

Thằng bạn người Đức rất thân thiện, tiếng Anh cực tốt, nói như dân bản xứ. Hỏi nó thi IELTS được bao điểm, nó bảo 8.0. Fucking shit!

Giờ đã là 1:15 am bên này rồi, tạm dừng. Post thêm vài tấm ảnh nữa.



Tại sân bay Auckland (28/2/2009)


Hôm qua đến sân bay Auckland, 3 thằng nghiện thuốc ra sân bay là đốt thuốc "như cháy rậy"! Chịu đựng từ 2:10 pm ngày 27/2 đến 6:00 am ngày 28/2 mới được hút. Thất thểu bước xuống là cầm điện thoại chụp mấy tấm hình tại sân bay. Post lên làm kỷ niệm!

Ngày 28 tháng 2 năm 2009



Thế là lại đặt chân lên đất Kiwi lần thứ hai. Lần thứ nhất là tháng 3 năm 2003, lần thứ hai này là ngày 27 tháng 2 năm 2009. Chưa bao giờ mình có ý định viết Blog lúc còn ở Việt Nam vì công việc cứ bận rộn, bạn bè thì nhiều và có nhiều trò để relax, tất cả đều cuốn theo cuộc sống một cách tự nhiên nên chẵng nghĩ đến chuyện viết blog. Qua đây thì có nhiều thời gian và cũng chẵng có gì để mà thư giãn, chỉ dạo quanh phố, uống một ly cafe, quay về phòng và lướt net.

Trước lúc đi tự mình làm tư tưởng cũng đã nhiều, nhưng khi đặt chân lên đất khách quê người mới biết là buồn thế nào. Không có gì sướng hơn khi sống cùng gia đình. Có lẽ "chân lý" đó ít người kết luận nếu như không có dịp đi xa.

Trước ngày qua New, đem vợ con ra HN để tiễn chân, sợ vợ con ra sân bay chạnh lòng đi không dứt nên quyết định chỉ tiễn ra đến ngõ. Quyết định sáng suốt! Không thì khó lòng mà làm thủ tục check in. Trên đường ra sân bay "sụt sùi" vì thương cu Bean, thương vợ.

Hôm trước ở HN, cu Bean không quen với cuộc sống chật chột của phố phường, không có võng để ru trước khi ngủ nên lúc nào cũng quấy. Bực mình phát nhẹ mấy cái vào đít Bean, giờ mới thấy thương làm sao. Từ ngày Ba đi, chỉ còn mẹ ngủ cùng, lúc mớ ngủ chỉ còn mẹ vỗ mông. Công việc ấy của Ba giờ dành cho mẹ. Bean còn nhỏ quá chắc không biết khái niệm "Nhớ Ba" là gì, chỉ có Ba nhớ Bean mà thôi!

Hành trình từ Hà Nội đến Kular Lumpur (Malaysia) đến Auckland (NZ) và đến thủ đô Wellington thỉnh thoảng mở video clips của Bean ra xem, càng xem càng nhớ. Lúc nào nhớ quá thì tắt, chẵng dám xem. Ước gì được về lại VN.

Đôi lúc tự động viên mình còn may mắn hơn người khác. Nam và Việt đi phải xa 2 con, Việt còn sống một mình ở Hamington heo hút. Ngày hôm nay hai đứa nói chuyện với nhau nghe giọng não nề. Vừa xa gia đình, vừa sống khu vực ít người, sống một mình không người thân. Nghĩ đến đó thôi là đã thấy ớn. Mình mà thế chắc chịu không nổi.

Hôm nay (28/2/2009) đã làm được vài việc: Mua SIM liên lạc về nhà, mua mấy cái sockets để xạc điện thoại và máy tính. Mua được cái thẻ internet 15NZ$ để kết nối 24 hours là sướng rồi. Hôm qua chát về nhà, mua thẻ 2 lần mất 8NZ$ mà chỉ được 2 tiếng. Ở NZ thật là chuối. Hầu như tất cả các dịch vụ đều phải trả tiền. O VN tất cả các khách sạn đều có Wifi và miễn phí. Ở đây xài internet tính ra tiền Việt thì chắc chẵng dám dùng. Thằng bạn cùng phòng người Đức (Nils) ngồi nói chuyện về internet mà còn phải la toáng lên "it's killing me"! Oh, Goodness.

Chắc phải post một cái hình của Bean lên để ngồi ngắm.