Vô cảm có nghĩa là không có tình cảm, không có cảm xúc, thường chỉ tình cảm của một con người rất dửng dưng trước những nổi đau của người khác. Ngôn ngữ cũng như cuộc sống vậy, cái gì có trong cuộc sống, cái đó sẽ được thể hiện bằng ngôn ngữ cho dù nó thuộc loại hình nào, cụ thể hay trừu tượng. Vô cảm là một từ trừu tượng để mô tả biểu hiện của tình cảm con người nhưng nó có thể trở thành cụ thể để chỉ một con người nào đấy, ví dụ "một thằng cha vô cảm!" (câu này chắc nói trong tư thế chiến nhau!)
"Vô cảm" nó có thể gây đau khổ cho người khác nhưng cũng có thể gây đau khổ cho chính mình hoặc cho cả hai. Một ông chồng vô cảm trước vẻ đẹp của người vợ thì vừa đau khổ cho chính mình, vừa đau khổ cho người vợ. Đứng trước một cành hoa đẹp mà vô cảm thì thật đau khổ cho thiên nhiên. Người không vô cảm thì người ta biết nâng niu cành hoa đó, người vô cảm thì tặc lưởi đi qua hoặc đưa tay ngứt cành không thương tiếc.
Xã hội nhiều người vô cảm thì trở thành hiện tượng "xã hội vô cảm" - một hiện tượng đã và đang xuất hiện nhiều trong xã hội Việt Nam, một xã hội đang trong thời kỳ "tranh tối tranh sáng"
Chiều nay đi dạo quanh phố với đứa bạn, vừa qua New Zealand học thạc sỹ quản lý thông tin, anh bạn phát biểu: không cần nhìn đâu xa, để nhận biết được một đất nước phát triển hay không chỉ cần nhìn vào dịch vụ công cộng mà ở đó có sự ưu tiên đặc biệt cho người tàn tật. Kết luận của anh bạn có lẻ không hoàn toàn 100% chính xác nhưng ít nhất 90% chính xác. Ở Việt Nam những dịch vụ công cộng ví dụ nhà ga, xe bus, bưu điện, trường học, ... hiếm có nơi nào có những công cụ hoặc có những chỗ thuận lợi để phục vụ riêng cho người tàn tật. Đất nước New Zealand không nơi nào là không có! Có phải chúng ta vô cảm trước nổi đau, nổi khốn khổ của người khác hay đất nước chúng ta không có người tàn tật????
Vô cảm còn biểu hiện ở những công chức nhà nước, những con người ăn lương từ những đồng tiền thuế của Dân, nhưng Hành Dân thì không ai bằng. Vô cảm trước những người dân bình thường đã là chuyện khó chấp nhận, có những người còn vô cảm trước những anh thương binh đã từng đổ xương máu cho độc lập của dân tộc. Đó là sự vô cảm man trá, sự vô cảm của tạm gọi con người mà không có trái tim người.
Đọc bài báo "Sự mập mờ của văn bản hay sự vô cảm của con tim" trên báo Dân trí (http://dantri.com.vn/c202/s202-300033/su-map-mo-cua-van-ban-hay-su-vo-cam-cua-con-tim.htm) mới thấy sự vô cảm đó đã thành thâm căn cố đế trong một số bộ phận công chức nhà nước.
Xã hội có phát triển được hay không là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mỗi cá nhân là mỗi tế bào của xã hội, cơ thể xã hội phát triển được hay không là nhờ từng tế bào khỏe mạnh, phải là những tế bào không biết vô cảm trước nỗi đau của con người.
No comments:
Post a Comment